Bao nhiêu tuổi được đứng tên nhà đất theo quy định của pháp luật?
Trong thị trường bất động sản, việc đứng tên trên giấy tờ sở hữu nhà đất là một bước quan trọng đánh dấu sự sở hữu và quản lý tài sản. Tuy nhiên, một trong những thắc mắc phổ biến mà nhiều người gặp phải là tuổi tối thiểu để có thể đứng tên trên nhà đất là bao nhiêu? Dưới 18 tuổi có được đứng tên sổ đỏ không? và nhiều câu hỏi khác liên quan đến vấn đề này. Hãy để raovatbatdongsan giúp bạn giải đáp câu hỏi “bao nhiêu tuổi được đứng tên nhà đất?” qua bài viết bên dưới!
Pháp luật Việt Nam quy định bao nhiêu tuổi được đứng tên nhà đất?
Theo các thông tư Pháp luật thì không có quy định nào đối với độ tuổi sở hữu nhà đất mà chỉ quy định người đứng tên sở hữu đất và tài sản khác gắn liền với đất sẽ được cấp sổ đỏ. Các quy định cơ bản của công dân khi sở hữu nhà đất như sau:
Theo khoản 1 Điều 97 Luật Đất đai 2013
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.”
Theo điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất bao gồm:
Tổ chức trong nước, hộ gia đình, cá nhân; doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, cơ sở Tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài…
Ngoài ra, tại điểm a khoản 1 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT khi ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Sổ đỏ theo quy định sau:
Với cá nhân trong nước thì ghi: “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “Giấy khai sinh số….”;
Còn nhiều quy định khác nhưng 3 thông tin trên là quy định cơ bản của công dân khi sở hữu nhà đất. Vậy Nhà Nước không hạn chế bao nhiêu tuổi được đứng tên nhà đất, nên bạn có thể yên tâm nếu muốn trao tặng quyền sở hữu đất cho con cái
Xem thêm: Tham khảo 155+ nhà đất cần bán với giá tốt, chiết khấu cực khủng
Giới hạn độ tuổi đối với quyền tham gia giao dịch bất động sản
Tuy không có quy định hạn chế bao nhiêu tuổi được đứng tên trên sổ đỏ, thay vào đó, pháp luật đưa ra quy định tập trung vào điều kiện tham gia các giao dịch liên quan đến bất động sản, dựa trên từng độ tuổi.
Quyền tham gia giao dịch bất động sản là quyền của một cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào các hoạt động liên quan đến mua bán, chuyển nhượng, thuê, cho thuê, tặng, thừa kế, hay thế chấp bất động sản.
Điều 20 và Điều 21 của Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ các điều kiện và quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người tham gia giao dịch theo từng độ tuổi.
- Người có quyền sử dụng đất dưới 6 tuổi: các giao dịch liên quan đến bất động sản hoặc giao dịch khác sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
- Người từ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi: khi xác lập, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi thì việc thực hiện các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
- Người từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của pháp luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên: thì cá nhân có quyền tự mình xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự mà pháp luật không cấm.
Trả lời một số câu hỏi liên quan thường gặp
15 tuổi có được đứng tên sổ đỏ không?
Như đã trả lời ở nội dung đầu tiên của bài viết, pháp luật không hạn chế độ tuổi sở hữu nhà đất vì vậy công dân 15 tuổi hay trẻ em dưới 15 tuổi được đứng tên sổ đỏ là điều có thể. Nhưng các hoạt động giao dịch bất động sản phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý mới có thể thực hiện.
Dưới 18 tuổi có được đứng tên sổ đỏ không?
Theo Bộ Luật Dân sự 2015 thì người dưới 18 tuổi cũng thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu tài sản được hình thành từ thừa kế, tặng, cho, chuyển nhượng,…Các hoạt động giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản cần được người đại diện pháp luật đồng ý mới được thực hiện.
Người trên 80 tuổi có được đứng tên sổ đỏ?
Hoàn toàn được và có quyền tự mình xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự mà pháp luật không cấm.
Xem thêm: Top 4+ cách đầu tư đất với số tiền nhỏ sinh lời tốt
Tin Bài Khác
Trong thị trường bất động sản, việc đứng tên trên giấy tờ sở hữu nhà đất là một bước quan trọng đánh dấu sự...
Đầu tư bất động sản là một lựa chọn hấp dẫn cho những người muốn tạo ra dòng thu nhập thụ động hay một nghề...
Việc bố mẹ tặng nhà đất cho con khi là một trong những hành động thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và mong muốn đem...
GỬI BÌNH LUẬN